Vầng trăng tan
nhanh (Tsuki hayashi)trong giọt mưa
đọng (kozue wa ame wo)đó đây trên
cành (mochinagara).
Trong mấy giọt mưa nhỏ ấy của Bashô, ta thấy ánh trăng đang xao xuyến tàn phai, thấy đêm tàn ngày lên và mùa đi. Và nó thấm đẫm hồn ta một nỗi đẹp và buồn. Trăng và mưa vừa là vô thường vừa là vĩnh cửu, là sắc mà cũng là không.
Lời thơ ấy, như một ngón tay chỏ, chỉ ra cho ta thấy trăng đang ở đâu, nhưng nó không thể và cũng không muốn, nói rõ hơn đầy đủ hơn cái thực tại vượt qua lời.
Haiku là thể thơ nổi tiếng nhất của Nhật Bản và là thể thơ ngắn nhất thế giới. Toàn bài chỉ có mười bảy âm tiết, có thể xếp thành ba câu (5,7,5). Trong tiếng Nhật, thơ Haiku không gieo vần, không đối và cũng thường không có nhan đề.
Hầu như mọi bài Haiku cổ điển đều gắn với một mùa nào đó trong năm. Bài nào cũng dùng “từ mùa” (gọi là kigo, quý ngữ). Thói quen này dựa vào truyền thống thơ ca Nhật ưa thích xếp tuyển thơ theo từng mùa. Với Haiku, từ mùa là thi pháp có sức khơi gợi và gây liên tưởng, đặc biệt với người Nhật sống giữa một thiên nhiên tuyệt đẹp và biến chuyển liên tục, đầy sắc màu.
Những từ mùa thường gặp là đào, mơ, liễu, oanh, én, bướm, ếch…(Xuân); hoa sen, hoa triêu nhan, đỗ quyên, đom đóm, ve sầu, chuồn chuồn…(Hạ); hoa cúc, lá phong, nhạn, quạ, trăng, ngân hà…(Thu); tuyết, sương mù, cánh đồng héo úa…(Đông).
Khi thơ Haiku được sáng tác bằng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Nhật, thì những nguyên tắc về âm tiết và về mùa không nhất thiết phải tuân thủ. Chỉ cần quan tâm đến yếu tính cô đọng của thơ Haiku, cái cách nó nắm bắt tố chất của sự vật và hiện tượng trong một vài từ, cách nó ghi nhận tinh tế những khoảnh khắc độc sáng trong đời, như bài thơ đầy sức sống của Issa:
Trôi xuống
dòng sông
Trên cành lá
gãyCa vang côn
trùng
Passport check (Trình hộ
chiếu)
my shadow waits (cái bóng tôi
chờ)
across the border (qua bờ bên
kia)
Thơ Haiku ít lời nhưng vượt qua lời, mở ra thế giới, mở ra con đường sâu thẳm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét