Thứ Hai, 25 tháng 6, 2007

Thi sáng tác haiku

Mời bạn tham gia cuộc thi "Sáng tác thơ haiku Việt - Nhật"
do Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM và Báo Tuổi Trẻ tổ chức!


Ngôn ngữ sáng tác
- Người Việt Nam: Sáng tác bằng tiếng Việt (hoặc bằng tiếng Nhật, hoặc bằng cả tiếng Việt và tiếng Nhật)
- Người Nhật: chỉ được tham gia sáng tác bằng tiếng Việt


Thể lệ sáng tác
- Đề tài: Tự do
- Haiku bằng tiếng Nhật phải có "kigo" (quý ngữ), gồm 3 câu theo thứ tự 5 - 7 - 5 âm tiết
- Haiku bằng tiếng Việt gồm 3 câu ngắn, mỗi câu theo thứ tự không quá 5 - 7- 5 chữ
- Số bài nộp: Tối thiểu 5 bài

Lưu ý khi nộp bài
- Bài dự thi phải kèm thông tin người sáng tác (họ tên, địa chỉ liên hệ) hoặc download mẫu đăng ký dự thi
theo file đính kèm
- Bài dự thi không được sao chép, mô phỏng, dịch thơ của người khác
- Bài chưa được in, phát hành, đăng trên mạng kể cả trên blog cá nhân

Giải thưởng
- Giải thưởng gồm giải nhất, nhì, ba cho mỗi thể loại ngôn ngữ
- Giải nhất sẽ được nhận bộ sách ảnh giới thiệu Nhật Bản, phiếu tặng mua sách trị giá 200.000 đồng và các tặng phẩm văn hoá Nhật Bản khác

Hạn chót nộp bài: Ngày 16/7/2007

Công bố kết quả và trao giải: Ngày 3/8/2007

Haiku techniques

HAIKU TECHNIQUES
Jane Reichhold
(As published in the Autumn, 2000 issue of Frogpond, Journal of the Haiku Society of America.)

In my early years of haiku writing, I easily accepted the prevalent credo being espoused on how to write haiku. This was, sometimes implied and occasionally expressed, as being: if the author's mind/heart was correctly aligned in the "proper" attitude, while experiencing a so-called "haiku moment", one merely had to report on the experience to have a darn-good haiku.

One reason for rejoicing in the acceptance of this view, was that it by-passed the old 5-7-5 barrier crisis. This was certainly a plus for the whole 70s haiku scene as there seemed a danger of the entire movement bogging down in fights, arguments and broken friendships.

Another advantage of this system of defining a haiku was that it bestowed near-religious honor on the author of a passable haiku. No one knew exactly why a particular haiku was 'good' but it was clear from the ku that the author had experienced a moment of enlightenment (or satori for the Zen inspired). If the moment was holy and the form fit in with the group's philosophy publishing the ku, the haiku was said to be an excellent one. This happened more often if the person judging the ku was a good friend of the haiku's author.

Another plus for this viewpoint was it allowed endless articles to be written for magazines on the Zen aspects of haiku writing, and even fuzzier articles of how to prepare for, find, recognize, and advertise one's haiku moments. Books were even compiled around this semi-religious idea.

However, many of us, recognized that "haiku moments" were very much like other flashes of inspiration which, when transported into other media, became paintings, stories, dreams or even new color schemes or recipes. And many others shared the frustration of having a truly life-altering moment of insight and then never being able to write a decent haiku that expressed the wonder and majesty of that moment. They would ask, what was wrong with me? Was I not spiritually prepared enough? Was I too common? Too inattentive? Too word-numb? Maybe too many of my Christian beliefs kept me from the Zen nirvana of haiku?

The truth is: probably all of the above can weaken one's ability to write good haiku. Ouch, that hurts. However, I felt rescued when I came across Aware – a haiku primer written by hand and illustrated by Betty Drevniok, who was at the time she wrote the book (early 80s I am guessing as it has no date in it), president of the Haiku Society of Canada. Among the many great tips for writing haiku (and obtaining the questionable Zenniness of Zen) I came away with her precept: "Write [haiku] in three short lines using the principle of comparison, contrast, or association." On page 39 she used an expression I had been missing in the discussion of haiku when she wrote: "This technique provides the pivot on which the reader's thought turns and expands." Technique! So there are tools one can use! I thought joyfully.

And I practiced her methods with glee and relative (to me) success and increased enjoyment. Suddenly I could figure out by myself what was wrong with a haiku that failed to jell as I thought it should. I could ask myself if there was a comparison, a contrast or an association between the images and if this relationship was clear and understandable for the reader.

Slowly, over the years, I found by reading the translations of the old Japanese masters and the haiku of my contemporaries whom I admired, that there were more factors than just these three on which one could build a haiku. However, there seemed a disinterest in others wanting to study these aspects which I call techniques. Perhaps this is because in the haiku scene there continues to be such a reverence for the haiku moment and such a dislike for what are called "desk haiku". The definition of a desk haiku is one written from an idea or from simply playing around with words. If you don't experience an event with all your senses it is not valid haiku material. A ku from your mind was half-dead and unreal. An experienced writer could only smile at such naiveté, but the label of "desk haiku" was the death-knell for a ku declared as such. This fear kept people new to the scene afraid to work with techniques or even the idea that techniques were needed when it came time to write down the elusive haiku moment.

At the risk of leading anyone into the quasi-sin of writing dreaded desk haiku, I would like to discuss and illustrate some of the haiku writing techniques which I have recognized and used. In order to avoid my seeming to accuse others of using techniques, the ku quoted are all my own.

The Technique of Comparison - In the words of Betty Drevniok: "In haiku the SOMETHING and the SOMETHING ELSE are set down together in clearly stated images. Together they complete and fulfill each other as ONE PARTICULAR EVENT." She rather leaves the reader to understand that the idea of comparison is showing how two different things are similar or share similar aspects.

a spring nap
downstream cherry trees
in bud

What is expressed, but not said, is the thought that buds on a tree can be compared to flowers taking a nap. One could also ask to what other images could cherry buds be compared? A long list of items can form in one's mind and be substituted for the first line. Or one can turn the idea around and ask what in the spring landscape can be compared to a nap without naming things that close their eyes to sleep. By changing either of these images one can come up with one's own haiku while getting a new appreciation and awareness of comparison.

The Technique of Contrast - Now the job feels easier. All one has to do is to contrast images.

long hard rain
hanging in the willows
tender new leaves

The delight from this technique is the excitement that opposites creates. You have instant built-in interest in the most common haiku 'moment'. And yet most of the surprises of life are the contrasts, and therefore this technique is a major one for haiku.

The Technique of Association - This can be thought of as "how different things relate or come together". The Zen of this technique is called "oneness" or showing how everything is part of everything else. You do not have to be a Buddhist to see this; simply being aware of what is, is illumination enough.

ancestors
the wild plum
blooms again

If this is too hard to see because you do not equate your ancestors with plum trees, perhaps it is easier to understand with:

moving into the sun
the pony takes with him
some mountain shadow

Does it help for me to explain how this ku came to be written? I was watching some ponies grazing early in the morning on a meadow that was still partially covered with the shadow of the mountain. As the grazing pony moved slowly into the sunshine, I happened to be focused on the shadow and actually saw some of the mountain's shadow follow the pony – to break off and become his shadow. It can also be thought that the pony eating the grass of the mountain becomes the mountain and vice versa. When the boundaries disappear between the things that separates them, it is truly a holy moment of insight and it is no wonder that haiku writers are educated to latch on to these miracles and to preserve them in ku.

The Technique of the Riddle - this is probably one of the very oldest poetical techniques. It has been guessed that early spiritual knowledge was secretly preserved and passed along through riddles. Because poetry, as it is today, is the commercialization of religious prayers, incantations, and knowledge, it is no surprise that riddles still form a serious part of poetry's transmission of ideas.

One can ask: "what is still to be seen"
on all four sidesof the long gone shack

The answer is:
calla lilies
Or another one would be:

spirit bodies
waving from cacti
plastic bags

The 'trick' is to state the riddle in as puzzling terms as possible. What can one say that the reader cannot figure out the answer? The more intriguing the 'set-up' and the bigger surprise the answer is, the better the haiku seems to work. As in anything, you can overextend the joke and lose the reader completely. The answer has to make sense to work and it should be realistic. Here is a case against desk haiku. If one has seen plastic bags caught on cacti, it is simple and safe to come to the conclusion I did. If I had never seen such an incident, it could be it only happened in my imagination and in that scary territory one can lose a reader. So keep it true, keep it simple and keep it accurate and make it weird.

Oh, the old masters favorite trick with riddles was the one of: is that a flower falling or is it a butterfly? or is that snow on the plum or blossoms and the all-time favorite – am I a butterfly dreaming I am a man or a man dreaming I am a butterfly. Again, if you wish to experiment (the ku may or may not be a keeper) you can ask yourself the question: if I saw snow on a branch, what else could it be? Or seeing a butterfly going by you ask yourself what else besides a butterfly could that be?

The Technique of Sense-switching - This is another old-time favorite of the Japanese haiku masters, but one they have used very little and with a great deal of discretion. It is simply to speak of the sensory aspect of a thing and then change to another sensory organ. Usually it involves hearing something one sees or vice versa or to switch between seeing and tasting.

home-grown lettuce
the taste of well-water
green

The Technique of Narrowing Focus - This is something Buson used a lot because he, being an artist, was a very visual person. Basically what you do is to start with a wide-angle lens on the world in the first line, switch to a normal lens for the second line and zoom in for a close-up in the end. It sounds simple, but when he did it he was very effective. Read some of Buson's work to see when and how he did this.

the whole sky
in a wide field of flowers
one tulip

The Technique of Metaphor - I can just hear those of you who have had some training in haiku, sucking in your breath in horror. There IS that ironclad rule that one does not use metaphor in haiku. Posh. Basho used it in his most famous "crow ku". What he was saying in other words (not haiku words) was that an autumn evening come down on one the way it feels when a crow lands on a bare branch. I never understood this hokku until one day I was in my tiny studio with the door open. I was standing so still I excited the resident crow's curiosity causing him to fly down suddenly to land about two feet from my cheek on the tiny nearly bare pine branch. I felt the rush of darkness coming close, as close as an autumn evening and as close as a big black crow. The thud of his big feet hitting the bare branch caused the tiny ripple of anxiety one has when it gets dark so early in the autumn. In that moment I felt I knew what Basho had experienced. It is extremely hard to find a haiku good enough to place up against Basho's rightly famous one, so I'll pass giving you an example of my ku. But this is a valid technique and one that can bring you many lovely and interesting haiku.

The Technique of Simile - Usually in English you know a simile is coming when you spot the words "as" and "like". Occasionally one will find in a haiku the use of a simile with these words still wrapped around it, but the Japanese have proved to us that this is totally unnecessary. From them we have learned that it is enough to put two images in juxtaposition (next to each other) to let the reader figure out the "as" and "like" for him/herself. So basically the unspoken rule is that you can use simile (which the rule-sayers warn against) if you are smart enough to simply drop the "as" and "like". Besides, by doing this you give the reader some active part that makes him or her feel very smart when they discover the simile for him/herself.

a long journey
some cherry petals
begin to fall
The Technique of the Sketch or Shiki's Shasei - Though this technique is often given Shiki's term shasei (sketch from life) or shajitsu (reality) it had been in use since the beginning of poetry in the Orient. The poetic principle is "to depict as is". The reason he took it up as a 'cause' and thus, made it famous, was his own rebellion against the many other techniques used in haiku. Shiki was, by nature it seemed, against whatever was the status quo. If poets had over-used any idea or method his personal goal was to point this out and suggest something else. (Which was followed until someone else got tired of it and suggested something new. This seems to be the way poetry styles go in and out of fashion.) Thus, Shiki hated word-plays, puns, riddles – all the things you are learning here! He favored the quiet simplicity of just stating what he saw without anything else having to happen in the ku. He found the greatest beauty in the common sight, simply said. And 99% of his haiku were written in his style. And many people still feel he was right. And there are some moments which are perhaps best said as simply as it is possible. Yet, he himself realized, after writing very many in this style in 1893, that used too much, even his new idea can become boring. So the method is an answer, but never the complete answer of how to write a haiku.

evening
waves come into the cove
one at a time

The Technique of Double entendre (or double meanings) - Anyone who has read translations of Japanese poetry has seen how much poets delighted in saying one thing and meaning something else. Only insiders knew the secret language and got the jokes. In some cases the pun was to cover up a sexual reference by seeming to speaking of something commonplace. There are whole lists of words with double meanings: spring rain = sexual emissions and jade mountain = the Mound of Venus, just to give you an sampling. But we have them in English also, and haiku can use them in the very same way.

eyes in secret places
deep in the purple middle
of an iris

The Technique of using Puns - Again we can only learn from the master punsters – the Japanese. We have the very same things in English but we haiku writers may not be so well-versed as the Japanese are in using these because there have been periods of Western literary history where this skill has been looked down upon. And even though the hai of haiku means "joke, or fun, or unusual" there are still writers whose faces freeze into a frown when encountering a pun in three lines.

a sign
at the fork in the road
"fine dining"

The Technique of Word-plays - Again, we have to admit the Japanese do this best. Their work is made easier by so many of their place names either having double meaning or many of their words being homonyms (sounding the same). Still (there is one meaning 'quiet' or 'continuation') we have so many words with multiple meaning there is no reason we cannot learn to explore our own language. A steady look at many of our cities' names could give new inspiration: Oak-land, Anchor Bay, Ox-ford, Cam-bridge and even our streets give us Meadowgate, First Street, and one I lived on – Ten Mile Cutoff.

moon set
now it's right – how it fits
Half Moon Bay

The Technique of Verb /Noun Exchange - This is a very gentle way of doing word play and getting double duty out of words. In English we have many words which function as both verbs and nouns. By constructing the poem carefully, one can utilize both aspects of such words as leaves, spots, flowers, blossoms, sprouts, greens, fall, spring, circles and hundreds more. You can use this technique to say things that are not allowed in haiku. For instance, one would not be admired for saying that the willow tree strings raindrops, but one can get away with making it sound as if the strings of willow are really the spring rain manifested in raindrops. This is one of those cases where the reader has to decide which permissible stance the ku has taken.

spring rain
the willow strings
raindrops

The Technique of Close Linkage - Basically this could come as a sub-topic to association but it also works with contrast and comparison so I like to give it its own rubric. In making any connection between the two parts of a haiku, the leap can be a small and even a well-known one. Usually beginners are easily impressed with close linkage and experiment first with this form. They understand it and feel comfortable using the technique.

winter cold
finding on a beach
an open knife

The Technique of Leap Linkage - Then as a writer's skills increase, and as he or she reads many haiku (either their own or others) such 'easy' leaps quickly fade in excitement. Being human animals we seem destined to seek the next level of difficulty and find that thrilling. So the writer begins to attempt leaps that a reader new to haiku may not follow and therefore find the ku to espouse nonsense. The nice thing about this aspect, is when one begins to read haiku by a certain author, one will find some of the haiku simply leave the reader cold and untouched. Years later, returning to the same book, with many haiku experiences, the reader will discover the truth or poetry or beauty in a haiku that seemed dead and closed earlier. I think the important point in creating with this technique is that the writer is always totally aware of his or her 'truth'. Poets of the surrealistic often make leaps which simply seem impossible to follow (I am thinking of Paul Celan) where the reader simply has to go on faith that the author knew what he was writing about. This is rare in haiku. Usually, if you think about the ku long enough and deeply enough, one can find the author's truth. I know I have quickly read a link in a renga and thought the author was kidding me or had gone off the deep end. Sometimes it is days later when I will go, "Ah-ha!" and in that instant understand what the ku was truly about.

wild
flowersthe early spring sunshine
in my hand

The Technique of Mixing It Up - What I mean here is mixing up the action so the reader does not know if nature is doing the acting or if a human is doing it. As you know, haiku are praised for getting rid of authors, authors' opinions and authors' action. One way to sneak this in is to use the gerund (-ing added to a verb) combined with an action that seems sensible for both a human and for the nature/nature to do. Very often when I use a gerund in a haiku I am basically saying, "I am. . . " making an action but leaving unsaid the "I am". The Japanese language has allowed poets to use this tactic so long and so well that even their translators are barely aware of what is being done. It is a good way to combine humanity's action with nature in a way that minimizes the impact of the author but allows an interaction between humanity and nature.

end of winter
covering the first row
of lettuce seeds

The Technique of Sabi - I almost hesitate to bring up this idea as a technique because the word sabi has gotten so many meanings over the innumerable years it has been in Japan, and now that it comes to the English language it is undergoing even new mutations. As fascinated as Westerners have become with the word, the Japanese have maintained for centuries that no one can really, truly comprehend what sabi really is and thus, they change its definition according to their moods. Bill Higginson, in The Haiku Handbook, calls sabi – "(patina/loneliness) Beauty with a sense of loneliness in time, akin to, but deeper than, nostalgia." Suzuki maintains that sabi is "loneliness" or "solitude" but that it can also be "miserable", "insignificant", and "pitiable", "asymmetry" and "poverty". Donald Keene sees sabi as "an understatement hinting at great depths". So you see, we are rather on our own with this! I have translated this as: sabi (SAH-BEE)- aged/loneliness - A quality of images used in poetry that expresses something aged or weathered with a hint of sadness because of being abandoned. A split-rail fence sagging with overgrown vines has sabi; a freshly painted picket fence does not." As a technique, one puts together images and verbs which create this desired atmosphere. Often in English this hallowed state is sought by using the word "old" and by writing of cemeteries and grandmas. These English tricks wear thin quickly.

rocky spring
lips taking a sip
from a stone mouth

or
coming home
flower
by flower

The Technique of Wabi - the twin brother to sabi who has as many personas can be defined as "(WAH-BEE)-poverty- Beauty judged to be the result of living simply. Frayed and faded Levis have the wabi that bleached designer jeans can never achieve." Thus one can argue that the above haiku samples are really more wabi than sabi – and suddenly one understands the big debate. However, I offer one more ku that I think is more wabi than sabi because it offers a scene of austere beauty and poignancy.

parting fog
on wind barren meadows
birth of a lamb

The Technique of Yûgen - another of these Japanese states of poetry which is usually defined as "mystery" and "unknowable depth". Somehow yûgen has avoided the controversy of the other two terms but since deciding which haiku exemplifies this quality is a judgmental decision, there is rarely consent over which ku has it and which one does not. In my glossary I am brave enough to propound: "One could say a woman's face half-hidden behind a fan has yûgen. The same face half-covered with pink goo while getting a facial, however, does not." But still haiku writers do use the atmosphere as defined by yûgen to make their ku be a good haiku by forcing their readers to think and to delve into the everyday sacredness of common things. (In a letter from Jeanne Emrich, she suggests one can obtain yûgen by having something disappear, or something appear suddenly out of nowhere, or by the use of night, fog, mist, empty streets, alleys, and houses. Using the sense-switching technique can create an air of mystery because of the information from the from the 'missing' sense.) Some English writers have tried to create yûgen by using the word "old" which became so overused there was an outcry against the adjective. Others tried to reach this state by writing about ghosts or 'spooky' subjects which did not impress the Japanese at all. Jeanne's suggestions seem, to me, to bring the writer closer to this goal.

tied to the pier
the fishy smells
of empty boats

The Technique of the Paradox - One of the aims of the playing with haiku is to confuse the reader just enough to attract interest. Using a paradox will engage interest and give the reader much to think about. Again, one cannot use nonsense but has to construct a true (connected to reality) paradox. It is not easy to come up with new ones or good ones, but when it happens, one should not be afraid of using it in a haiku.

climbing the temple hillleg muscles tightenin our throats
The Technique of The Improbable World - This is very close to paradox but has a slight difference. Again, this is an old Japanese tool which is often used to make the poet sound simple and child-like. Often it demonstrates a distorted view of science – one we 'know' is not true, but always has the possibility of being true (as in quantum physics).

evening wind
colors of the day
blown away

or

waiting room
a patch of sunlight
wears out the chairs

The Technique of Humor - This is the dangerous stuff. Because one has no way of judging another person's tolerance for wisecracks, jokes, slurs, bathroom and bedroom references, one should enter the territory of humor as if it is strewn with land-mines. And yet, if one is reading before a live audience nothing draws in the admiration and applause like some humorous haiku. Very often the humor of a haiku comes from the honest reactions of humankind. Choose your terms carefully, add to your situation with appropriate leaps, and may the haiku gods smile on you.
dried prune faces
guests when they hear
we have only a privy

The Above as Below Technique. Seeming to be a religious precept, yet this technique works to make the tiny haiku a well-rounded thought. Simply said: the first line and the third line exhibit a connectedness or a completeness. Some say one should be able to read the first line and the third line to find it makes a complete thought. Sometimes one does not know in which order to place the images in a haiku. When the images in the first and third lines have the strongest relationship, the haiku usually feels 'complete'. For exercise, take any haiku and switch the lines around to see how this factor works or try reading the haiku without the second line.

holding the day
between my hands
a clay pot

This ku is also using the riddle technique.

In searching for these examples, I found so many more of my haiku which did not fit into any of these categories, which tells me there are surely many more techniques which are in use but are waiting for discovery, definition and naming. I stop here, hoping I have given you enough to pique your interest in the quest and new ways of exploring the miracles of haiku.

Blessed be!

Haiku (Thi cú)

Haiku (俳句, haiku) is a mode of Japanese poetry, the late 19th century revision by Masaoka Shiki of the older hokku (発句, hokku), the opening verse of a linked verse form, haikai no renga. The traditional hokku consisted of a pattern of approximately 5, 7, 5 on. The Japanese word on, meaning "sound", corresponds to a mora, a phonetic unit similar but not identical to the syllable of a language such as English. (The words onji, ("sound symbol") or moji (character symbol) are also sometimes used.) A haiku contains a special season word (the kigo) representative of the season in which the renga is set, or a reference to the natural world.
Haiku usually combines three different phrases, with a distinct grammatical break, called kireji, usually placed at the end of either the first five or second seven morae. In Japanese, there are actual kireji words. In English, kireji is often replaced with commas, hyphens, elipses, or implied breaks in the haiku. These elements of the older haiku are considered by many to be essential to haiku as well, although they are not always included by modern writers of Japanese "free-form haiku" and of non-Japanese haiku. Japanese haiku are typically written as a single line, while English language haiku are traditionally separated into three lines.
In Japanese, nouns do not have different singular and plural forms, so 'haiku' is usually used as both a singular and plural noun in English as well.
Senryu is a similar poetry form that emphasizes humor and human foibles instead of seasons, and which may not have kigo or kireji.
Haiku (俳句) (Bài cú) là loại thơ độc đáo của Nhật Bản, xuất phát từ ba câu đầu (発句 hokku, phát cú) của những bài renga (連歌 liên ca) có tính trào phúng gọi là renga no haikai (連歌の俳諧) mà sau gọi tắt là haikai (俳諧 bài hài). Thể thơ haiku được tạo ra vào thế kỉ 17 và phát triển mạnh vào thời kì Edo (1603 - 1867) khi đã dần mất đi sắc thái trào phúng mà mang âm hưởng sâu thẳm của Thiền tông. Thiền sư thi sĩ lỗi lạc Matsuo Basho được thừa nhận là người khai sinh ra haiku và Yosa Buson, Masaoka Shiki đã hoàn thiện nó dưới diện mạo và tên gọi như chúng ta thấy ngày nay. Đây có lẽ là thể thơ ngắn nhất thế giới bởi mỗi bài haiku, mặc dù đôi khi ta vẫn thấy có những hình thức khác, nhưng thường chỉ vỏn vẹn 17 âm tiết trong 3 câu 5+7+5 (17 âm tiết tiếng Nhật có khi chỉ vài ba từ ít ỏi, 3 câu trong cú pháp haiku cũng thường được viết thành một dòng). Chẳng hạn bài thơ con ếch nổi tiếng sau đây của Matsuo Bashō trong tập Xuân nhật (Haru no hi, 1686) viết chung với đồ đệ, có cú pháp 5+7+5 âm tiết:

古池や Furuikeya (Phư-rư-i-kê-ia)
蛙飛び込む Kawazu tobikomu
(Ka-oa-dư-tô-bi-kô-mu)
水の音 Mizu no oto (Mi-dư-nô-ô-tô)
Ao cũ
Con ếch nhảy vào
Vang tiếng nước xao.
Với dân tộc Nhật Bản, haiku được xem như tinh hoa của văn hóa dân tộc. Dưới góc nhìn của Thiền tông, haiku là thể thơ đặc biệt có thể hàm chứa được thực tại nhiệm mầu trong vỏn vẹn 17 âm tiết, vừa sâu lắng uyên thâm, lại vừa đơn sơ giản dị, nhiều khi trở thành phương tiện hữu hiệu truyền tải một công án để các môn sinh tu tập Thiền. Chủ đề của thơ haiku thường lồng vào khung cảnh của bốn mùa.

Mắt đêm

Ngàn ánh mắt trong đêm
Lấp lánh, ẩn hiện muôn phương trời
Mở mắt ra... bừng sáng

*
* *
(Million eyes on the night
Now appear, now disappear, twinkle all over sky
Open eyes… flare up lightly)
zeneverest

Haiku và Thơ Con Cóc

Trong số báo Đời Sống, số 11, đề ngày 07 Tháng Năm vừa qua, tôi có đọc thấy bài viết của Đỗ Minh Tuấn bàn luận về đề tài "thơ con cóc" với Nguyễn Hưng Quốc, đề tài hấp dẫn và lập luận của hai phê bình gia văn học, một trong nước, một hải ngoại cũng lý thú lắm. Nhất là vì bài đó có đề cập tới một bài thơ Haiku Nhật Bản nói về "con ếch", được dùng như một bài thơ tiêu biểu phản đề cho bài "con cóc" nên cầm lòng không đậu mà phải viết cho bạn đây.

Đỗ Minh Tuấn đem nàng thơ nói về "con ếch" Nhật Bản, để đối với bài thơ nói về "con cóc" của Việt Nam cũng là một ý kiến ngộ nghĩnh, và xét ra, khôn khéo trong chiến thuật: Bài thơ "con cóc" là một bài thơ không biết được sáng tác bởi ai (vô danh), được lưu truyền trong nhân gian, thể thơ không theo luật, vận gì cả, hoàn toàn tự do; từ xưa đến nay bị coi là dở, và còn được dùng để chỉ loại thơ dở. Trong khi bài thơ nói về "con ếch" là một bài thơ Haiku, của thi hào Nhật Bản là Bashò đã sáng tác, rất nổi danh trên thế giới\. So sánh như vậy là cố tình đem một mỹ nhân trong một bức tranh mộc bản của Nhật Bản đặt bên Thị Nở của Việt Nam.

Tuy vậy, mới thoáng trông, nàng "con cóc" có vẻ thiên về văn chương "bình dân" đơn giản, cục mịch, trong khi bài "con ếch" có vẻ thiên về văn chương "bác học", đẹp đẽ, cao siêu\. Nhưng nếu suy đến cùng, thì lại va vào sự giới hạn của định nghĩa: ranh giới giữa "bình dân" và "bác học", hay nói một cách khác, một bài thơ bình dân cũng có thể được hiểu theo tính bác học, chẳng hạn như Nguyễn Hưng Quốc đã khai triển tính "tư tưởng" của bài thơ "con cóc".

Rồi ra, cuộc tranh luận về "vẻ đẹp" của nàng thơ "con cóc" và bài thơ nói về "con ếch" dĩ nhiên còn tùy ở hai tay bút phê bình này, và người dự khán là độc giả bốn phương. Có thể cả hai bài thơ đều sẽ giựt giải hoa hậu "cóc-ếch" nhờ tài bình luận của hai cây bút trong văn đàn Việt Nam. Riêng tôi chỉ xin nhân dịp này, giới thiệu sơ về thể thơ Haiku Nhật Bản qua một số tài liệu của những người đã nghiên cứu về thể thơ này. Mong rằng như vậy sẽ giúp cho quý độc giả và bạn dễ tiêu cái vấn đề hóc búa này hơn.

Haiku là tiếng Nhật, nếu đọc đúng như tiếng Nhật thì cái tên này phải được đọc là "Hai Kư". Để tránh những hiểu lầm tai hại, nhiều người Việt đã đọc thẳng âm Hán Việt là "Hài Cú".

Thể thơ này bắt nguồn từ một thể thơ cổ của Nhật, vào khoảng thế kỷ thứ 6. Cho đến thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 16, thể thơ cổ này được biết dưới dạng Haikai no Renga (Liên Ca Bài Hài: có nghĩa là những bài thơ nối tiếp nhau có thể ca hay hát được, bài hay hài đều có nghĩa là có vần điệu để có thể hát hay ngâm. Do đó có người Việt còn gọi thể thơ này là "Bài Kú", cú là câu).

Những bài thơ thuộc thể "Liên Ca Bài Hài" này có bài dài, bài ngắn.

Bài dài được gọi là Chôka (trường ca), bài ngắn được gọi là Tanka (đoản ca). Nếu ta ví một cách "sơ khởi" và thiếu suy luận nghiêm túc nhưng để dễ hiểu thì ở nước ta có một thể thơ cũng để hát hay ca được, đó là thể "hát nói", mà vào thế kỷ 19 rất thịnh hành ở Việt Nam, với các thi sỹ nổi tiếng là Dương Khuê, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến...

Sự ví von tạm thời chỉ có thể ngừng ở đó, nếu không liều lĩnh mà cho rằng những bài "Liên Ca Bài Hài" này cũng giống như những bài hát nói của Việt Nam, ở chỗ đều có một phần thơ ngâm mở đầu.Trong thơ hát nói, các cụ gọi là "Mưỡu Đầu", làm theo thể lục bát. Trong thơ "Liên Ca Bài Hài", người Nhật gọi là Hokku (một lần nữa xin đọc là Hốc Kư, chứ không phải là Hốc Cu, âm Hán Việt là Phát Cú).

Phát Cú là những câu để bắt đầu\. Trong phần "Phát Cú", người Nhật có đoạn thơ 5 dòng (hay câu), mà cấu trúc trên số âm tự mỗi dòng là 5-7-5-7-7. Haiku là thể thơ được làm ra từ phần "Phát Cú" với 3 dòng 5-7-5. Dòng đầu 5 âm tự, dòng thứ hai 7 âm tự, dòng thứ ba 5 âm tự.

Toàn bài thơ Haiku "cổ truyền" chỉ có 17 âm tự tất cả. Xin mở ngoặc ở đây là tiếng Nhật là một tiếng đa âm. Thí dụ "Việt Nam" đọc theo tiếng Việt gồm hai đơn âm: âm "Việt" và âm "Nam", nhưng người Nhật đọc ra là 5 âm : Bi Ết Tô Nam Mư\. Nếu một câu thơ Haiku mà viết với hai chữ "Việt Nam", câu thơ này được viết với 5 âm tự, và như thế đã có thể là một dòng trong thể thơ Haiku Nhật Bản rồi.

Thơ Haiku được nổi danh vì chỉ với 17 âm tự mà tác giả đủ ghi lại được cảm xúc cao độ nhận thức ngay thực tại trước một sự kiện, trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. Mặc dầu khi được sáng tác trong những ngôn ngữ khác (Việt, Anh, Pháp...), những bài thơ Haiku này không thể phát ra những âm như khi được ngâm bằng tiếng Nhật (thường tận cùng bằng những âm A, I, Ư, E, Ô), nhưng thể thơ cô đọng này vẫn được nhiều người ưa thích. Những thể thơ của các nước Á Đông khác như lục-bát (Việt Nam), Thất Ngôn Bát Cú (Trung Hoa)... không có được tính phổ quát thế giới này.

Đã viết là một bài thơ Haiku chỉ có 17 âm tự, gồm 3 dòng 5-7-5, chắc nay tôi phải nhấn mạnh rằng đó là thơ Haiku "căn bản, cổ truyền". Trên thực tế, cũng có bài thơ Haiku cổ truyền thoát ra khỏi lề luật, nhưng nói chung là sự phá lệ được coi là hiếm. Thơ Haiku có vần hay không? Câu trả lời là nếu có chăng nữa, thì lối gieo vần trong thể thơ này không thành lề luật nhất định, chúng ta thử đọc bài thơ nói về "con ếch" của Bashò (Matsu O Bashò: Tùng Vĩ Ba Tiêu, 1644-1694) bằng tiếng Nhật xem sao:

Furu ike ya
Kawazu tobi koma
Mizu no oto

Đại khái đọc là

Phưrư ikê ya
Cagoadư tôbi kôma
Midư nô ôtô

Tạm Dịch (không theo thể hài cú):

Cái ao cũ (An old pond)
Một con ếch nhảy vào (a frog jumps in)
Âm thanh của nước (Sound of water (Matsuyama)

Vần ở đây gieo giữa 3 dòng, và chữ cuối của dòng đầu vần với chữ cuối của dòng thứ hai\. Nhưngtrong một bài Haiku của một thi hào khác là Buson (Vu Thôn, 1716 - 1784):

Hashi nakute
Hikuren to suru
Haru no mizu

Đại khái đọc là

Hasi nakưtê
Hikưren tô sưrư
Harư nô midư

Tạm dịch (không theo thể hài cú):

Vì không có cầu
Ánh mặt trời mãi chiếu
Nước mùa xuân

Vần ở đây lại chỉ nằm trong hai câu 2 và 3. Do đó có thể nói là cách gieo vần trong thể thơ Haiku là không nhất định, chỉ dựa vào thanh âm gợi cảm trong tiếng Nhật mà thôi. Một bài thơ Haiku ngoài cấu trúc 3 dòng 17 âm tự, còn theo một vài lễ luật căn bản:
- Luật tinh tuyền: toàn bài thơ chỉ là một tâm trạng, không vay mượn, chắp vá những cảm xúc khác.
- Luật hiện tại: Khoảng khắc "hiện tại" đóng vai trò chủ thể trong thơ Haiku, có thể được ví như một tấm hình chụp một sự kiện trong khoảng khắc đó.
- Luật không gian, thời gian, sự kiện: xác định chỗ nào, khi nào, việc nào.

Những quy luật đó đã được những người dạy làm thơ Haiku bằng tiếng Anh tóm lại thành 4 điều:
1/ - 3 giòng ngắn (tôn trọng được 17 âm tự, 5-7-5 thì tốt, nếu không 15 âm tự thì vừa)
2/ - dùng 1 chữ nói về mùa (chẳng hạn hoa hướng dương chỉ mùa hạ, tuyết chỉ mùa Đông, lá úa chỉ mùa Thu...)
3/ - dùng 1 chữ diễn tả sự cắt một hành động (chẳng hạn chữ stop)
4/ - không vần, không dùng ẩn ý (no rhyme or metaphor).

Bài thơ sau đây của một cậu bé học lớp 6 trường tiểu học Nicole Canford (Canada) đã được tạp chí Haiku Japan Air Lines 1991 đánh giá là xuất sắc (với phần tạm dịch không theo thể hài cú):

Like a fresh spring breeze
The children on bicycles
Ride along the street

Như gió xuân tươi mát
Những đứa trẻ trên những xe đạp
Chạy dọc theo con đường

Bài này hay vì theo đúng luật tinh tuyền: tâm trạng tươi trẻ từ đầu đến cuối bài; luật hiện tại: những đứa trẻ đang đạp xe; và luật không gian, thời gian, sự kiện: trên con đường, mùa xuân, những đứa trẻ đạp xe.

Để chấm dứt lá thư kỳ này, tôi xin chép lại một nhận định đã được một người nghiên cứu thơ Haiku là Rodrigo de Siquira nêu ra là: "More than inspiration, it needs meditation, effort and mainly perception to compose a real Haiku" (Để sáng tác một bài thơ Haiku đúng nghĩa, cần sự suy tưởng sâu xa, sự cố gắng và sự nhận thức chủ thể hơn là nguồn cảm hứng).

Ngoài ra, trong lúc viết lá thư này, tôi đã dùng một số dữ kiện của Vi An, tác giả cuốn "Phù Tang Tạp Lục" do "Làng Văn" xuất bản vào năm 1994, trong đó có bài "Đôi nét đan thanh về hài cú" mà tôi xin giới thiệu với bạn, và quí độc giả để tìm đọc nếu muốn hiểu thêm về thể thơ trên. Còn với những điều cơ bản trình bày ở trên, tôi chỉ mong đóng góp cho cuộc bình luận về thơ nói về con ếch của Nhật, và thơ con cóc của Việt Nam trên diễn đàn văn học Việt Nam được thêm phần lý thú mà thôi.

Phạm Thế Định
St.

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2007

Haiku, vượt qua ngôn từ

Một bài thơ haiku, trong cái cô đọng 17 âm tiết, ẩn chứa một thế giới mênh mông của vô thường và đẹp, như vần thơ sau đây của thi hào Bashô:

Vầng trăng tan
nhanh (Tsuki hayashi)
trong giọt mưa
đọng (kozue wa ame wo)
đó đây trên
cành (mochinagara).
Chung quanh bài thơ, Bashô có nói: “Bầu trời đã rạng đông một chút…Trong ánh trăng, âm thanh của giọt mưa đầy niềm bi cảm; tâm hồn tôi như thể dâng tràn, nhưng lời thì bất khả”.

Trong mấy giọt mưa nhỏ ấy của Bashô, ta thấy ánh trăng đang xao xuyến tàn phai, thấy đêm tàn ngày lên và mùa đi. Và nó thấm đẫm hồn ta một nỗi đẹp và buồn. Trăng và mưa vừa là vô thường vừa là vĩnh cửu, là sắc mà cũng là không.

Nhưng, như Bashô nói, “lời thì bất khả”.

Lời thơ ấy, như một ngón tay chỏ, chỉ ra cho ta thấy trăng đang ở đâu, nhưng nó không thể và cũng không muốn, nói rõ hơn đầy đủ hơn cái thực tại vượt qua lời.

Haiku là thể thơ nổi tiếng nhất của Nhật Bản và là thể thơ ngắn nhất thế giới. Toàn bài chỉ có mười bảy âm tiết, có thể xếp thành ba câu (5,7,5). Trong tiếng Nhật, thơ Haiku không gieo vần, không đối và cũng thường không có nhan đề.

Hầu như mọi bài Haiku cổ điển đều gắn với một mùa nào đó trong năm. Bài nào cũng dùng “từ mùa” (gọi là kigo, quý ngữ). Thói quen này dựa vào truyền thống thơ ca Nhật ưa thích xếp tuyển thơ theo từng mùa. Với Haiku, từ mùa là thi pháp có sức khơi gợi và gây liên tưởng, đặc biệt với người Nhật sống giữa một thiên nhiên tuyệt đẹp và biến chuyển liên tục, đầy sắc màu.

Những từ mùa thường gặp là đào, mơ, liễu, oanh, én, bướm, ếch…(Xuân); hoa sen, hoa triêu nhan, đỗ quyên, đom đóm, ve sầu, chuồn chuồn…(Hạ); hoa cúc, lá phong, nhạn, quạ, trăng, ngân hà…(Thu); tuyết, sương mù, cánh đồng héo úa…(Đông).

Khi thơ Haiku được sáng tác bằng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Nhật, thì những nguyên tắc về âm tiết và về mùa không nhất thiết phải tuân thủ. Chỉ cần quan tâm đến yếu tính cô đọng của thơ Haiku, cái cách nó nắm bắt tố chất của sự vật và hiện tượng trong một vài từ, cách nó ghi nhận tinh tế những khoảnh khắc độc sáng trong đời, như bài thơ đầy sức sống của Issa:

Trôi xuống
dòng sông

Trên cành lá
gãy
Ca vang côn
trùng
Thơ haiku được sáng tác khắp nơi trên thế giới, bằng mọi loại ngôn ngữ. Một bài Haiku bằng tiếng Anh rất hiện đại của Géorge Swede:

Passport check (Trình hộ
chiếu)

my shadow waits (cái bóng tôi
chờ)

across the border (qua bờ bên
kia)

Cái tinh tế cô đọng và thâm trầm là linh hồn của thơ Haiku. Hình thức 5,7,5 âm tiết của nó, ngay cả trong tiếng Nhật, cũng không phải là bắt buộc.

Thơ Haiku ít lời nhưng vượt qua lời, mở ra thế giới, mở ra con đường sâu thẳm.

NHẬT CHIÊU
Theo báo Tuổi trẻ

Thi sĩ Basho...




... và "Con đường hẹp thiên lý"

Rồi thốt nhiên, người ta nghe thấy p-lop, tiếng một chú ếch nhảy xuống mặt nước đen thẫm trong một buổi chiều xuân yên tĩnh.

Basho (1644 - 1694) - người hành hương danh tiếng sống ở Nhật vào thế kỉ 17. Basho là bút danh. Trong thực tế, đây là bút danh thứ ba của ông. Dưới những vần thơ đầu tiên, ông kí là Munefusa. Mười năm sau, ông chọn cái tên Tosei, có nghĩa là ‘’Đào xanh’’, để tỏ lòng ngưỡng mộ nhà thơ Trung Hoa đời Đường danh tiếng Lý Bạch (705-762), có nghĩa là ‘’Mận trắng’’. Mãi cho đến năm 36 tuổi, khi đã là một nhà thơ có uy tín và nhiều người theo học, ông mới đổi bút danh là Basho.

Một đệ tử mang đến cho ông một cây lạ nhập giống từ xứ Trung Hoa. Đấy là cây chuối, giống chuối tiêu. Và ngay tức thì, nhà thơ say mê nó. Ông bị những tàu lá dài và rộng kia quyến rũ, tàu lá ‘’đủ lớn để che cho một ẩn sĩ’’. Trong cơn gió, tàu lá kia rách tướp gợi cho ông nghĩ đến cái đuôi loài phượng hoàng trong huyền thoại, hoặc một chiếc quạt màu xanh tả tơi vì gió. Ông viết: ‘’Tôi thích được ngồi dưới gốc cây chuối của tôi và lắng nghe thanh âm của gió, của mưa vang lên phía trên tàu lá’’. Ông chăm chút cho cội cây xứ lạ và gắng bảo vệ nó trước sự xâm lấn của bao loài cây cỏ khác.

Bực mình làm sao
Cây sậy đâm ngang
Lúc tôi vun gốc chuối!

Không một thân bìm bìm hoa tía hoang nào
Bò ngoằn ngoèo
Là bạn của tôi!

Trong tiếng Nhật, tên cây chuối là Basho, và không lâu sau, các đệ tử đã gọi nơi ẩn cư quạnh vắng của ông là Basho-an, hay Lều cây chuối, hay Am Ba tiêu. Còn cái tên nào thích hợp cho ông lấy làm bút danh hơn tên loài cây ông yêu mến?

Họ của Basho là Matsuo. Ông sinh năm 1644, là con trai út thứ bảy của một Samurai phục vụ cho lãnh chúa Thành Ueno, một ngôi thành nằm giữa con đường đi từ Kyoto đến Ise. Lên chín, Basho trở thành tiểu đồng và bạn học của người con trai cả lãnh chúa, một cậu bé thanh nhã, mười một tuổi, rất có tài làm thơ. Họ cùng nhau học nghệ thuật thơ từ thầy Kigin (1624-1705), một nhà thơ nổi tiếng của thành Kyoto và là học trò của bậc thầy vĩ đại thơ hakai Teitoky (1570-1653). Hai cậu bé này trở thành đôi bạn chí tình.

Năm Basho tròn 22 tuổi, người bạn quí tộc và cũng là chủ của ông qua đời. Trái tim tan nát, Basho được cử tới núi Koya mang theo mái tóc của người bạn quá cố đặt vào Tu viện Phật giáo ở đây để thờ cúng. Đó là chuyến hành hương thứ nhất của ông. Và ở đó, giữa những ngôi chùa, những ngôi mộ, trong thẳm sâu của khu rừng thông khổng lồ linh thiêng, nhà thơ trầm tư về sự ngắn ngủi của đời người, về cái uyên nguyên vốn có trong vạn vật và được phản chiếu đặc biệt rõ nét trong vòng quay của tự nhiên. Ông quyết định rời thành Ueno, dâng mình cho thi ca và sự thưởng ngoạn. Ông cũng muốn rời xa ánh mắt từ người phụ nữ goá bụa xinh đẹp trẻ trung, vợ người bạn quí tộc đã khuất, người ông đã thầm yêu và cũng hiểu chẳng có gì tốt đẹp đến từ chuyện đó cả.

Nhà thơ trẻ lên Kyoto xin thầy Kigin tiếp nhận vào nhà như một đệ tử - người giúp việc. Basho ở lại Kyoto 5 năm, nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của Trung Hoa, thư pháp cũng như thơ. Một câu chuyện tình bất thành khác đã chỉ cho ông con đường ẩn tu và trở thành một Thiền sinh. Thế rồi năm 1672, ông theo Kigin đến Edo (ngày nay là Tokyo), nơi mà một Shogun có lời triệu tập. Và chàng thanh niên 28 tuổi Basho đã một lòng một dạ thực hành Zen dưới sự chỉ dẫn của Thiền sư Butcho.

Bài thơ đầu tiên của ông xuất hiện năm 20 tuổi, còn lúc này nhà thơ 36 tuổi. Ông đã cho ra đời một số lớn những bài thơ và hợp tuyển, đã có một nhóm học trò tận tâm. Năm đó, một học trò trong số họ làm nghề buôn cá giàu có, tên là Sampu đã tặng Basho một mái lều nhỏ như của người tuần canh trên bờ sông Sumida. Cái lều sau được biết đến như Am Ba tiêu. Năm sau, Basho cho in một tập thơ như bước đi mở đầu một thời kì mới.

Cành cây trơ trụi
Bóng tối mùa thu thẫm dần
Một con quạ đơn độc!

Bài thơ này đã đánh dấu sự khởi đầu kiểu thơ riêng biệt của ông. Không có gì bị sắp đặt, không chữ nghĩa. Không thử tỏ ra thông minh. Đơn giản và khiêm tốn, những dòng thơ là một quan sát thiên nhiên tinh tế, trầm lặng. Hoàn toàn khách quan, bài thơ lộ ra vẻ u buồn sầu thảm một tối mùa thu cùng những thì thầm của nó về tuổi già và cái chết mà tuyệt đối chẳng phải nói ra như thế. Ở Basho, con mắt quan sát thiên nhiên thuần tuý và con mắt nhìn vào bên trong đã đạt đến độ sâu sắc đỉnh điểm trong những bài thơ ông cho in 5 năm sau đó (1686) ở một tuyển tập gồm cả thơ của ông và những học trò. Tập thơ có nhan đề ‘’Những ngày Xuân’’.

Hãy nghe! Con ếch
Đang nhảy vào cảnh lặng im
Của cái ao xưa!

Trên bề mặt, bài thơ này chỉ đơn giản vẽ nên một bức tranh đẹp, hoàn chỉnh với những hiệu quả của âm thanh. Nó đưa người ta đi trong trí tưởng tượng đến với những lớp mái của một ngôi đền ở Kyoto, và có lẽ đang ngắm từ trên cao xuống một khu vườn cảnh đã hàng trăm tuổi cùng một cái ao rêu phủ kín bờ. Rồi thốt nhiên, người ta nghe thấy p-lop, tiếng một chú ếch nhảy xuống mặt nước đen thẫm trong một buổi chiều xuân yên tĩnh. Rồi quá trình liên tưởng khởi từ bài thơ cứ tiếp tục. Cái ao có thể là Vĩnh cửu, là Thượng đế, hoặc Chân lý tối hậu về vũ trụ và con người. Còn chúng ta, những con người trong vòng sinh tử, với những công việc của chúng ta, những tưởng tượng của chúng ta, bất chợt thể nhập vào cái vô cùng, như con ếch đang nhảy vào ao, làm nước toá lên trong khoảnh khắc, những gợn nước lan toả thành vòng tròn rồi mất hút…

Basho luôn khâm phục các ‘’nhà thơ phiêu lãng’’ như Lý Bạch và Đỗ Phủ xứ Trung Hoa, hay như Sogi và Saigyo của Nhật. Ông muốn làm những cuộc hành hương tìm thi hứng của riêng mình. Và trên đất Nhật, ông đã đi không phải một mà vài cuộc hành trình, luôn luôn cùng với một hoặc hai người học trò. Năm 1684, đầu tiên là một cuộc tiêu dao tới Ise theo hướng ngôi nhà cũ của ông ở Ueno, và được kể lại trong cuốn Nozarashi Kiko, tức ‘’Chuyến du hành lộng gió’’. Sau đó ông xuôi theo dòng sông Tone tới ‘’thị trấn nước’’ Kashima gặp người thầy cũ - Thiền sư Butcho, và kết quả là cuốn ‘’Kashima Kiko’’ ra đời. Ông cũng đến thăm những cây anh đào trứ danh ở Yoshino gần Kyoto khi thăm lại thành Ueno và người con của vị quí tộc, bạn cùng học đã quá cố, mời tới tham dự bữa tiệc thưởng hoa anh đào trên mảnh đất quê hương xưa.

A! Kí ức kì diệu!Vô vàn cảm xúc ngày quaNhờ anh đào sống dậy!

Năm 1687, ông tới thăm núi Koya lần thứ hai khi đang trên đường đến bãi biển Suma ở Akashi và Waka-no-Ura, đồng thời viết cuốn Oi-no-Kobumi, hay là ‘’Ghi chép trên tay nải người hành hương’’. Sau đó, Basho tiếp tục đi đến núi Obasute, nơi người ta thường đem bỏ các bà cụ già (phong tục cổ vùng này) và viết cuốn Sarashina Kiko. Sau cuộc hoả hoạn năm 1682 thiêu rụi cái am Cây chuối yêu quí của ông, và mặc dầu bạn bè đã xây lại một cái am khác, nhà thơ ngày càng thấu rõ tính hư ảo của cõi vô thường. Đi phiêu bạt trở thành một lẽ sống đời ông. Ông hướng tới con đường rộng mở phía trước theo tinh thần Phật giáo, tức là cuộc sống tự nó là một chuyến du hành, một cuộc đi tiếp của người hành hương. Trên cái mũ rộng vành đan bằng cây lách, ông viết một câu đề từ: ‘’Không nhà cửa giữa trời đất, hai bạ cùng du hành’’, hàm ý: ‘’Tôi phiêu bạt không nhà cửa, bạn cùng trời cao’’.

Cuộc hành trình nổi tiếng nhất của Basho, chuyến đi dài nhất, được thực hiện vào năm 1689. Lúc đó ông đã 45 tuổi. Lộ trình hướng về Michinoku (thường gọi tắt là Oku), nằm ở tỉnh cực bắc của Honsu (nay gọi Aomori). Chuyến đi này là một việc đầy khó khăn và hiểm nguy. Nhà thơ cùng người học trò của ông Sora đi bộ là chủ yếu. Các thi sĩ tiền bối như Sogi (1421-1502) và Saigyo (1118-1190), vài trăm năm trước đây đã từng bước trên những khúc đường này. Chính khát vọng noi theo những bước chân của họ đã thôi thúc Basho lên đường trong cuộc hành trình gian nan của chính ông. Ông muốn tự mình thưởng ngoạn những nơi mà thơ của họ đã nhắc đến. Những nhà thơ nổi tiếng khác cũng từng tới vùng đất xa xôi kia. Thậm chí vài người trong số họ còn bị đi đày vì lý do chính trị.

Cuộc hành trình này dài 5 tháng. Thỉnh thoảng ông phải dừng lại bên đường vì bệnh tật hành hạ, và tất cả được miêu tả trong cuốn Oku-no-Hosomichi (Nẻo về Hosomichi), hay ‘’Con đường hẹp thiên lý’’ bạn đang chuẩn bị đọc, một kiệt tác trong thể loại nhật kí phiêu du văn xuôi và thơ của ông.

Trước khi lên đường, Basho đã bán căn lều của mình, khởi hành vào vĩnh cửu, có thể nói là thế. Ông thực sự không mong chờ còn sống để trở về. Giờ đây, sau cuộc hành trình lên phương Bắc, hai năm trời ông sống lang thang trong các căn lều mùa Hạ mà đệ tử cho mượn. Ông ở lại vài tháng ở Genju-an, hay Lâu đài phù du thuộc vùng Omi, sau đó tại Mumei-an, hay Lâu đài vô danh thuộc Otsu. Cả hai lâu đài này đều nằm trên dải bờ tuyệt đẹp của hồ Biwa. Ông cũng ở lại Rakushi-Sha, hay Ngôi nhà quả hồng rụng, gần Kyoto. Năm 1692, các đệ tử dựng cho ông một Basho-an mới trên bờ đê dòng sông Sumida, rất gần cái am cũ, và trồng trong vườn không phải một mà những năm cây chuối.

Năm 1694, Basho lại lên đường ra đi một lần nữa. Lần này ông định đi bộ xuống các tỉnh miền Nam, xa mãi tận hòn đảo lớn Kyushu. Nhưng than ôi, ông chẳng vượt quá Osaka, nơi bệnh kiết lỵ nặng đã quật ngã thi sĩ ở tuổi 50. Ông được chôn cất tại một ngôi chùa nằm cạnh Lâu đài vô danh miền Otsu, quay mặt ra hồ Biwa, cái hồ ông hằng yêu mến.

VietNamNet

Huyền bí tranh Haiga

Giản ước, ẩn giấu và trống vắng…Đó là thần thái của thơ haiku Nhật Bản. Chỉ có mười bảy âm tiết.
Dường như trong một hơi thở duy nhất, haiku được soạn ra.Nhẹ nhàng, tinh tế…Dường như trong một làn hương thoảng qua, haiku được hình thành.
Và chơ vơ như một nhánh cỏ.

Nhánh cỏ bạc nào
chơ vơ run rẩy
tâm hồn đìu hiu

Issa

(Hosusuki ya
hosoki kokoro no
sawagashiki)

Với một cảm nghiệm thơ ca như vậy, nếu vẽ nên tranh thì sẽ có tranh haiga.

Khi xem tranh haiga, bạn sẽ có ấn tượng như đang đọc thơ haiku.

Thay vì ít chữ thì là ít nét.

Cũng giản ước, nhẹ nhàng, trống vắng…

Có thể khi vẽ, các họa sĩ haiga lấy cảm hứng từ một bài thơ haiku nào đó, “dịch” nó ra tranh.

Nhưng điều đó là không nhất thiết. Một bức haiga vẫn thường độc lập, không cần gắn bó với bài haiku nào.
Haiga và haiku có cùng linh hồn nhưng điều đó không buộc chúng phải kết dính, mà có thể đi con đường riêng của mình.

Chúng gợi nhớ nhau do màu sắc, giọng điệu, tính chất hồn nhiên và tình yêu đối với mùa.Thử so sánh bài haiku trên của Issa với bức tranh haiga gọi là Cỏ bạc của Kikakudô Kiichi.

Cỏ bạc là loài cỏ susuki của mùa thu. Mảnh mai, run rẩy trong gió lạnh, nó gợi ra trái tim bơ vơ yếu đuối của con người. Cái dáng nghiêng nghiêng của cỏ tuy đượm buồn và đìu hiu vẫn thiết tha sự sống, thiết tha tình yêu.

Cả thơ cũng như tranh không có vẻ gì trau chuốt, trang trọng hay rực rỡ.

Trái lại, tranh hay thơ đều như thể thô vụng, tố phác, chểnh mảng, ơ hờ…

Do vậy, họa sĩ Otsuji mới nói: “Huyền bí của tranh haiga nằm trong vẻ vụng về của nó.

Nếu vẽ với một linh hồn đầy khí lực thì một vẻ đẹp cao nhã sẽ toát ra từ chính cái thô sơ của bức tranh”.

Một bức tranh haiga có thể gây cho ta cái cảm giác rằng nó được vẽ tùy tiện, bất cẩn.Bạn thử ngắm bức Mây giữa trưa của Ogawa Senô.

Đó là mây mùa hạ vàng nắng trên cao và đồng cỏ xanh bên dưới.

Mây chỉ là một vài nét dợn sóng thô sơ và đồng cỏ xanh có vài bụi hoa kia có vẻ gì rất thơ dại.

Vẽ mà như không vẽ.

Nhưng toàn thể ngày mùa hạ vẫn hiện ra với mây tụ trên trời và cỏ hoa dưới đất.

Mây và cỏ bừng hiện cái hoang sơ kỳ bí của thiên nhiên và sự sống.

So sánh với bài haiku sau đây mà xem:

Mây trôi
xuống chân trời ấy
một hàng biển khơi

Shiki

(Kumo no mine narabete hikushi
umi no hate)

Trời và đất không xa nhau như trong bức haiga vừa nhắc. Trái lại, mây và biển như hội tụ nhau. Trời đất giao hòa trong nguyên sơ.

Xem các bức haiga khác, ta đều thấy những cái trống vắng đầy ý nghĩa. Dường như, chính vì tranh haiga và thơ haiku tạo lập nhiều khoảng trống, mà cái nhìn của ta mở rộng hơn hoặc là vào sâu hơn thế giới u huyền.


Như bức tranh Sơn tự mùa xuân của Suzuki Koson.

Trên đồi núi xanh là những bậc đá dẫn lên ngôi chùa màu nâu đỏ. Hoang vắng. Cô liêu. Mênh mang. Và đó là mùa xuân và thế giới đang sáng tươi.

Một ngôi chùa núi
bức tranh nhập Niết bàn
không ai đến thăm

Chora

(Yamadera ya
tare mo mairanu
nehanzo)

Đương mùa xuân, mọi người bận rộn trên đồng, không ai lên chùa làm lễ trước bức tranh (hay tượng) Phật nhập Niết bàn. Nhưng mùa xuân vẫn sáng tươi, và Niết bàn vẫn thế. Ngôi chùa cô tịch và chúng sinh bận rộn, và cả mùa xuân nữa, vẫn là một thế giới huyền bí mênh mang.

Nhật Chiêu (Theo Văn hóa Phật giáo)

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2007

Types of Buddhism

One could say that there is only one type of Buddhism and that is the huge collection of Teachings that were spoken by the Buddha. The original Teachings are found in the 'Pali Canon', the ancient scripture of Theravada Buddhism, which is widely accepted as the oldest reliable record of the Buddha's words. Theravada Buddhism is the dominant religion in Sri Lanka, Burma, Thailand, Cambodia and Laos.

Between 100 to 200 years after the passing away of the Buddha, the Sangha (the monastic community) split over the political question of 'Who runs the Sangha?' A controversy over some monastic rules was decided by a committee of Arahats (fully Enlightened monks or nuns) against the views of the majority of monks. The disgruntled majority resented what they saw as the excessive influence of the small number of Arahats in monastery affairs. From then on, over a period of several decades, the disaffected majority partially succeeded in lowering the exalted status of the Arahat and raising in its place the ideal of the Bodhisattva (an unenlightened being training to be a Buddha). Previously unknown scriptures, supposedly spoken by the Buddha and hidden in the dragon world, then appeared giving a philosophical justification for the superiority of the Bodhisattva over the allegedly 'selfish' Arahat. This group of monks and nuns were first known as the 'Maha Sangha', meaning 'the great (part) of the monastic community'. Later, after impressive development, they called themselves the 'Mahayana', the 'Greater Vehicle' while quite disparagingly calling the older Theravada 'Hinayana', the 'Inferior Vehicle'. Mahayana still retains most of the original teachings of the Buddha (in the Chinese scriptures these are known as the 'Agama' and in the Tibetan version as the 'Kangyur') but these core teachings were mostly overwhelmed by layers of expansive interpretations and wholly new ideas. The Mahayana of China, still vibrant in Taiwan, reflects an earlier phase of this development, the Mahayana of Vietnam, Korea and Japan (mostly Zen) is a later development, and the Mahayana of Tibet and Mongolia is a much later development still.

(cont.)

Buddhism's today

Today, Buddhism continues to gain ever wider acceptance in many lands far beyond its original home. Here in Australia, many Australians through their own careful choice are adopting Buddhism's peaceful, compassionate and responsible ways.
The Buddhist Teaching of the Law of Kamma offers our society a just and incorruptible foundation and reason for the practice of a moral life. It is easy to see how a wider embracing of the Law of Kamma would lead any country towards a stronger, more caring and virtuous society.
The Teaching of Rebirth places this present short lifetime of ours in a broader perspective, giving more meaning to the vital events of birth and death. The understanding of Rebirth removes so much of the tragedy and grief surrounding death and turns one's attention to the quality of a lifetime, rather than its mere length.
From the very beginning, the practice of meditation has been at the very heart of the Buddhist Way. Today, meditation grows increasingly popular as the proven benefits to both mental and physical well being become more widely known. When stress is shown to be such a major cause of human suffering, the quieting practice of meditation becomes ever more valued.
Today's world is too small and vulnerable to live angry and alone, thus the need for tolerance, love and compassion is so very important. These qualities of mind, essential for happiness are formally developed in Buddhist meditation and then diligently put into practice in everyday life.
Forgiveness and gentle tolerance, harmlessness and peaceful compassion are well known trademarks of Buddhism, they are given freely and broadly to all kinds of beings, including animals of course, and also, most importantly, to oneself. There is no place for dwelling in guilt or self-hatred in Buddhism, not even a place for feeling guilty about feeling guilty! Teachings and practices such as these are what bring about qualities of gentle kindness and unshakeable serenity, identified with the Buddhist religion for 25 centuries and sorely needed in today's world. In all its long history, no war has ever been fought in the name of Buddhism. It is this peace and this tolerance, growing out of a profound yet reasonable philosophy, which makes Buddhism so vitally relevant to today's world.
Buddhist Society of Western Australia
Dhammaloka Buddhist Centre
18 Nanson Way
Nollamara. WA 6061
AUSTRALIA
Tel. (61-8) 9345 1711
source from Budsas

Silence (Im lặng)

By silence one is not a sage
if confused and foolish,
but one who's wise, as if with scales
weighs, adopts what's good.

Im lặng nhưng ngu si,
Ðâu được gọi ẩn sĩ?
Như người cầm cán cân,
Bậc trí chọn điều lành.

Vietnamese translationby Bhikkhu Thích Minh Châu

Kẻ ngu muội vô trí, dù làm thinh cũng không thể gọi được là người tịch tịnh. Kẻ trí tuệ sáng suốt như bàn cân, biết cân nhắc điều thiện lẽ ác mà chọn lành bỏ dữ, mới gọi là người tịch tịnh. Biết được cả nội giới và ngoại giới, nên gọi là người tịch tịnh.

Vietnamese translationby Bhikkhu Thích Thiện Siêu

Kinh Pháp Cú

The Buddha















Introduction
For more than 2,500 years, the religion we know today as Buddhism has been the primary inspiration behind many successful civilizations, the source of great cultural achievements and a lasting and meaningful guide to the very purpose of life for millions of people. Today, large numbers of men and women from diverse backgrounds throughout our world are following the Teachings of the Buddha. So who was the Buddha and what are His Teachings?

The Buddha

The man who was to become the Buddha was born Siddhattha Gotama around 2,600 years ago as a Prince of a small territory near what is now the Indian-Nepalese border. Though he was raised in splendid comfort, enjoying aristocratic status, no amount of material pleasure could satisify the enquiring and philosophic nature of the young man. At the age of 29 he left palace and family to search for a deeper meaning in the secluded forests and remote mountains of North-East India. He studied under the wisest religious teachers and philosophers of his time, learning all they had to offer, but he found it was not enough. He then struggled alone with the path of self- mortification, taking that practice to the extremes of asceticism, but still to no avail.
Then, at the age of 35, on the full moon night of May, he sat beneath the branches of what is now known as the Bodhi Tree, in a secluded grove by the banks of the river Neranjara, and developed his mind in deep but luminous, tranquil meditation. Using the extraordinary clarity of such a mind with its sharp penetrative power generated by states of deep inner stillness, he turned his attention to investigate upon the hidden meanings of mind, universe and life. Thus he gained the supreme Enlightenment experience and from that time on he was known as the Buddha. His Enlightenment consisted of the most profound and all-embracing insight into the nature of mind and all phenomena. This Enlightenment was not a revelation from some divine being, but a discovery made by Himself and based on the deepest level of meditation and the clearest experience of the mind. It meant that He was no longer subject to craving, ill-will and delusion but was free from their shackles, having attained the complete ending of all forms of inner suffering and acquired unshakeable peace.
(cont.)

The Teachings of the Buddha

Having realized the goal of Perfect Enlightenment, the Buddha spent the next 45 years teaching a Path which, when diligently followed, will take anyone regardless of race, class or gender to that same Perfect Enlightenment. The Teachings about this Path are called the Dhamma, literally meaning "the nature of all things" or "the truth underlying existence". It is beyond the scope of this pamphlet to present a thorough description of all of these Teachings but the following 7 topics will give you an overview of what the Buddha taught:

1. The way of Inquiry
The Buddha warned strongly against blind faith and encouraged the way of truthful inquiry. In one of His best known sermons, the Kalama Sutta, the Buddha pointed out the danger in fashioning one's beliefs merely on the following grounds: on hearsay, on tradition, because many others say it is so, on the authority of ancient scriptures, on the word of a supernatural being, or out of trust in one's teachers, elders, or priests. Instead one maintains an open mind and thoroughly investigates one's own experience of life. When one sees for oneself that a particular view agrees with both experience and reason, and leads to the happiness of one and all, then one should accept that view and live up to it!
This principle, of course, applies to the Buddha's own Teachings. They should be considered and inquired into using the clarity of mind born of meditation. Only when one sees these Teachings for oneself in the experience of insight, do these Teachings become one's Truth and give blissful liberation.
The traveller on the way of inquiry needs the practice of tolerance. Tolerance does not mean that one embraces every idea or view but means one doesn't get angry at what one can't accept.
Further along the journey, what one once disagreed with might later be seen to be true. So in the spirit of tolerant inquiry, here are some more of the basic Teachings as the Buddha gave them.

2. The Four Noble Truths
The main Teaching of the Buddha focuses not on philosophical speculations about a Creator God or the origin of the universe, nor on a heaven world ever after. The Teaching, instead, is centred on the down-to- earth reality of human suffering and the urgent need to find lasting relief from all forms of discontent. The Buddha gave the simile of a man shot by a poison-tipped arrow who, before he would call a doctor to treat him, demanded to know first who shot the arrow and where the arrow was made and of what and by whom and when and where ... this foolish man would surely die before his questions could be well answered. In the same way, the Buddha said, the urgent need of our existence is to find lasting relief from recurrent suffering which robs us of happiness and leaves us in strife.
Philosophical speculations are of secondary importance and, anyway, they are best left until after one has well trained the mind in meditation to the stage where one has the ability to examine the matter clearly and find the Truth for oneself.
Thus, the central Teaching of the Buddha, around which all other teachings revolve is the Four Noble Truths:

1. That all forms of being, human and otherwise, are afflicted with suffering.
2. That the cause of this suffering is Craving, born of the illusion of a soul (see below, note 7).
3. That this suffering has a lasting end in the Experience of Enlightenment (Nibbana) which is the complete letting go of the illusion of soul and all consequent desire and aversion.
4. That this peaceful and blissful Enlightenment is achieved through a gradual training, a Path which is called the Middle Way or the Eightfold Path.


It would be mistaken to label this Teaching as 'pessimistic' on the grounds that it begins by centring on suffering. Rather, Buddhism is 'realistic' in that it unflinchingly faces up to the truth of life's many sufferings and it is 'optimistic' in that it shows a final end of the problem of suffering - Nibbana, Enlightenment in this very life! Those who have achieved this ultimate peace are the inspiring examples who demonstrate once and for all that Buddhism is far from pessimistic, but it is a Path to true Happiness.

3. The Middle Way or Eightfold Path
The Way to end all suffering is called the Middle Way because it avoids the two extremes of sensual indulgence and self-mortification. Only when the body is in reasonable comfort but not over-indulged has the mind the clarity and strength to meditate deeply and discover the Truth. This Middle Way consists of the diligent cultivation of Virtue, Meditation and Wisdom, which is explained in more detail as the Noble Eightfold Path.

1. Right Understanding
2. Right Thought
3. Right Speech
4. Right Action
5. Right Livelihood
6. Right Effort
7. Right Mindfulness
8. Right Concentration


Right Speech, Action and Livelihood constitute the training in Virtue or Morality. For a practising Buddhist it consists of maintaining the five Buddhist Precepts, which are to refrain from:

1. Deliberately causing the death of any living being;
2. Intentionally taking for one's own the property of another;
3. Sexual misconduct, in particular adultery;
4. Lying and breaking promises;
5. Drinking alcohol or taking stupefying drugs which lead to lack of mindfulness.


Right Effort, Mindfulness and Concentration refer to the practice of Meditation, which purifies the mind through the experience of blissful states of inner stillness and empowers the mind to penetrate the meaning of life through profound moments of insight.
Right Understanding and Thought are the manifestation of Buddha-Wisdom which ends all suffering, transforms the personality and produces unshakeable serenity and tireless compassion.
According to the Buddha, without perfecting the practice of Virtue it is impossible to perfect Meditation, and without perfecting Meditation it is impossible to arrive at Enlightenment Wisdom. Thus the Buddhist Path is a Gradual Path, a Middle Way consisting of Virtue, Meditation and Wisdom as explained in the Noble Eightfold Path leading to happiness and liberation.

4. Kamma
Kamma means 'action'. The Law of Kamma means that there are inescapable results of our actions. There are deeds of body, speech or mind that lead to others' harm, one's own harm, or to the harm of both. Such deeds are called bad (or 'unwholesome') kamma. They are usually motivated by greed, hatred or delusion. Because they bring painful results, they should not be done.
There are also deeds of body, speech or mind that lead to others' well being, one's own well being, or to the well being of both. Such deeds are called good (or 'wholesome') kamma. They are usually motivated by generosity, compassion or wisdom. Because they bring happy results, they should be done as often as possible.
Thus much of what one experiences is the result of one's own previous kamma. When misfortune occurs, instead of blaming someone else, one can look for any fault in one's own past conduct. If a fault is found, the experience of its consequences will make one more careful in the future. When happiness occurs, instead of taking it for granted, one can look to see if it is the result of good kamma. If so, the experience of its pleasant results will encourage more good kamma in the future.
The Buddha pointed out that no being whatsoever, divine or otherwise, has any power to stop the consequences of good and bad kamma. The fact that one reaps just what one sows gives to the Buddhist a greater incentive to avoid all forms of bad kamma while doing as much good kamma as possible.
Though one cannot escape the results of bad kamma, one can lessen their effect. A spoon of salt mixed in a glass of pure water makes the whole very salty, whereas the same spoon of salt mixed in a freshwater lake hardly changes the taste of the water. Similarly, the result of a bad kamma in a person habitually doing only a small amount of good kamma is painful indeed, whereas the result of the same bad kamma in a person habitually doing a great deal of good kamma is only mildly felt.
This natural Law of Kamma becomes the force behind, and reason for, the practice of morality and compassion in our society.

5. Rebirth
The Buddha remembered clearly many of His past lives. Even today, many Buddhist monks, nuns and others also remember their past lives. Such a strong memory is a result of deep meditation. For those who remember their past life, Rebirth is an established fact which puts this life in a meaningful perspective.
The Law of Kamma can only be understood in the framework of many lifetimes, because it sometimes takes this long for Kamma to bear its fruit. Thus Kamma and Rebirth offer a plausible explanation to the obvious inequalities of birth; why some are born into great wealth whereas others are born into pathetic poverty; why some children enter this world healthy and full-limbed whereas others enter deformed and diseased... The fruits of bad Kamma are not regarded as a punishment for evil deeds but as lessons from which to learn, for example, how much better to learn about the need for generosity than to be reborn among the poor!
Rebirth takes place not only within this human realm. The Buddha pointed out that the realm of human beings is but one among many. There are many separate heavenly realms and grim lower realms, too, realms of the animals and realms of the ghosts. Not only can human beings go to any of these realms in the next life, but we can come from any of these realms into our present life. This explains a common objection against Rebirth that argues "How can there be Rebirth when there are 10 times as many people alive today than there were 50 years ago?" The answer is that people alive today have come from many different realms.
Understanding that we can come and go between these different realms, gives us more respect and compassion for the beings in these realms. It is unlikely, for example, that one would exploit animals when one has seen the link of Rebirth that connects them with us.

6. No Creator God
The Buddha pointed out that no God or priest nor any other kind of being has the power to interfere in the working out of someone else's Kamma. Buddhism, therefore, teaches the individual to take full responsibility for themselves. For example, if you want to be wealthy then be trustworthy, diligent and frugal, or if you want to live in a heaven realm then always be kind to others. There is no God to ask favours from, or to put it another way, there is no corruption possible in the workings of Kamma.
Do Buddhists believe that a Supreme Being created the universe? Buddhists would first ask which universe do you mean? This present universe, from the moment of the 'big bang' up to now, is but one among countless millions in Buddhist cosmology. The Buddha gave an estimate of the age of a single universe-cycle of around 37,000 million years which is quite plausible when compared to modern astrophysics. After one universe- cycle ends another begins, again and again, according to impersonal law. A Creator God is redundant in this scheme.
No being is a Supreme Saviour, according to the Buddha, because whether God, human, animal or whatever, all are subject to the Law of Kamma. Even the Buddha had no power to save. He could only point out the Truth so that the wise could see it for themselves. Everyone must take responsibility for their own future well being, and it is dangerous to give that responsibility to another.

7. The Illusion of Soul
The Buddha taught that there is no soul, no essential and permanent core to a living being. Instead, that which we call a 'living being', human or other, can be seen to be but a temporary coming together of many activities and parts - when complete it is called a 'living being', but after the parts separate and the activities cease it is not called a 'living being' anymore. Like an advanced computer assembled of many parts and activities, only when it is complete and performs coherent tasks is it called a 'computer', but after the parts are disconnected and the activities cease it is no longer called a 'computer'. No essential permanent core can be found which we can truly call 'the computer', just so, no essential permanent core can be found which we can call 'the soul'.
Yet Rebirth still occurs without a soul. Consider this simile: on a Buddhist shrine one candle, burnt low, is about to expire. A monk takes a new candle and lights it from the old. The old candle dies, the new candle burns bright. What went across from the old candle to the new? There was a causal link but no thing went across! In the same way, there was a causal link between your previous life and your present life, but no soul has gone across.
Indeed, the illusion of a soul is said by the Buddha to be the root cause of all human suffering. The illusion of 'soul' manifests as the 'Ego'. The natural unstoppable function of the Ego is to control. Big Egos want to control the world, average Egos try to control their immediate surroundings of home, family and workplace, and almost all Egos strive to control what they take to be their own body and mind. Such control manifests as desire and aversion, it results in a lack of both inner peace and outer harmony. It is this Ego that seeks to acquire possessions, manipulate others and exploit the environment. Its aim is its own happiness but it invariably produces suffering. It craves for satisfaction but it experiences discontent. Such deep- rooted suffering cannot come to an end until one sees, through deep and powerful meditation, that the idea 'me and mine' is no more than a mirage.
These seven topics are a sample of what the Buddha taught. Now, to complete this brief sketch of Buddhism, let's look at how these Teachings are practised today.
(cont.)

Buddhist Society of Western Australia
Dhammaloka Buddhist Centre
18 Nanson Way
Nollamara. WA 6061
AUSTRALIA
Tel. (61-8) 9345 1711